[Sinh hoạt chuyên môn] Cấu trúc bài giảng mẫu GDQP 10

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

TỔ THỂ DỤC – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – CÔNG NGHỆ

 

                     PHÊ DUYỆT

        Ngày05  tháng 10 năm 2019

                  P.HIỆU TRƯỞNG

BÀI GIẢNG

Môn: Giáo dục quốc phòng an ninh

Bài 1: Truyền Thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Đối tượng: học sinh lớp 10

 

 

 

MỞ ĐẦU

 

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ông cha ta đã phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần, cả về mọi mặt quân sự, kinh tế… Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như; chiến thắng Bạch Đằng, sông Như Nguyệt, Hàm Tử, Chương Dương… Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời thì tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc của dân tộc ta lại được phát huy lên một tầm cao mới, đánh thắng hai kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc, các thế hệ ông cha ta đã viết nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào và những bài học quý báu đối với các thế hệ mai sau.

 

NỘI DUNG

 

  1. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
  2. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
  3. Đặc điểm tình hình đất nước:

– Từ thủa các vua Hùng dựng nước Văn Lang cách đây hàng nghìn năm, lịch sử dân tộc Việt Nam bước vào thời kì dựng nước và giữ nước.

– Lãnh thổ Văn Lang khá rộng và ở vào vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đầu mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á.

– Do vị trí địa lí và điều kiện kinh tế, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm dòm ngó. Các thế lực bành trướng phương Bắc sớm âm mưu thôn tính nước ta để mở rộng lãnh thổ của chúng.

  1. Các cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên:

– Cuộc kháng chiến chống quân Tần (khoảng 214 TCN) do vua Hùng lãnh đạo và sau đó là Thục Phán ( Năm 214 TCN, nhà Tần do tướng Đồ Thư chỉ huy mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Sau khoảng 5 – 6 năm chiến đấu, quân Tần thua, tướng Đồ Thư bị giết)

Hình 1: Thục Phán và Nhà nước Âu Lạc

– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà (184 – 179 TCN) nhưng thất bại. Đất nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.( Nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo: Xây thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc. An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc ( Truyện Mị Nương – Trọng Thủy))

  1. Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ I đến thế kỷ X)
  2. Đặc điểm tình hình đất nước:

– Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương… đến nhà Tùy, nhà Đường.

– Đây là thời kì thử thách, nguy hiểm đối với sự mất còn của dân tộc ta.

– Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường bền bỉ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giành lại bằng được độc lập dân tộc.

  1. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40), lật đổ nền thống trị của nhà Đông Hán. Chính quyền Trưng Vương được thành lập, nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm.

– Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), năm 248 chống nhà Ngô

– Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bí lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

– Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy Mai Thúc Loan (năm 772), Phùng Hưng (năm 766)

 

– Khởi nghĩa chống nhà Đường ( Khúc Thừa Dụ năm 905)

– Hai cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ (931) và Ngô Quyền (938). Với chiến thắng Bạch Đằng (938), dân tộc ta giành lại được độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Hình: Khởi nghĩa Hai Bà Trưngvà Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo

  1. Cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
  2. Đặc điểm tình hình đất nước:

Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, Ngô Quyền lên ngôi, bắt tay vào xây dựng nhà nước độc lập. Trải qua các triều đại Đinh, Tiền, Lê, Lí, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỉ X – XV), quốc gia ngày càng được củng cố.

– Nước Đại Việt thời Lý – Trần và Lê Sơ với kinh đô Thăng Long (Hà Nội): là một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á, là một trong những thời kì phát triển rực rỡ nhất (thời kì văn minh Đại Việt)

  1. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:

Các cuộc kháng chiến chống quân Tống:

+ Lần thứ nhất do Lê Hoàn lãnh đạo (981)

+ Lần thứ hai dưới triều Lý (Lý Thường Kiêt) (1075 – 1077)

– Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1258 – 1288)

+ Lần thứ nhất năm 1258

 

+ Lần thứ hai năm 1285

+ Lần thứ ba năm 1287 – 1288

– Cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu TK XV)

+ Do Hồ Qúy Ly lãnh đạo (1406 – 1407) nhưng không thành công

+ Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo (1418 – 1427)

– Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII)

+ Chống quân Xiêm (1784 – 1785)

+ Chống quân Mãn Thanh (1788 – 1789)

  1. Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự:

Chủ động đánh trước, phá kế hoạch địch (Tiên phát chế nhân – Nhà Lý chống quân Tống lần thứ 2)

– Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch (Nhà Trần chống quân Nguyên – Mông)

– Lấy yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, lấy ít  địch nhiều hay dùng mai phục (Lê Lợi, Nguyễn Trãi chống quân Minh)

– Rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng tao thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn quyết định (trong chống quân Xiêm – Mãn Thanh).

  1. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến (thế kỷ XIX đến năm 1945)

– Tháng 9/1858 thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn từng bước nhượng bộ và đến năm 1884 thì công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi nước ta. Tuy nhiên với tình yêu quê hương, nòi giống, nhân dân ta đã không chịu khuất phục, nhất tề đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, tiêu biểu như; các cuộc khởi nghĩa do. Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… lãnh đạo, nhưng cuối cùng thì thất bại, do thiếu đường lối lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

– Năm 1930 ĐCSVN ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam, lãnh đạo cách mạng nước ta giành được nhiều thắng lợi lớn

Hình: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và Cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh ( 1930 – 1931)

+ Cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh ( 1930 – 1931)

+ Phong trào dân chủ đòi tự do, cơm áo, hòa bình (1936 – 1939)

+ Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa 1939 – 1945, đỉnh cao là thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng 8 năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.

  1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)

– Ngày 23/09/1945 được sự giúp sức của quân Anh thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này vận mệnh của dân tộc ta như ngàn cân treo sợi tóc, lúc này nước ta chịu cùng một lúc 3 loại giặc là; giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm (phía Nam thì quân Pháp tàn phá, phía Bắc đối mặt với 20 vạn quân Tưởng)

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ vận dụng đối sách khéo léo, lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của địch đã tranh thủ hòa hoãn với Pháp để đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị đánh Pháp lâu dài giành thắng lợi.

– Ngày 19/12/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

.

Hình: Nguyên văn lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Dân công vận chuyển lương thực tiếp vận cho Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

– Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn:

+ Chiến dịch Việt Bắc- Thu đông (1947)

+ Chiến dịch Biên giới 1950

+ Chiến dịch Tây Bắc 1952

+ Chiến cuộc Đông Xuân (1953 – 1954) mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng một đòn mạnh đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp buộc Pháp ký hiệp định Giơnevơ, miền Bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng.

 

Hình: Phất cao ngọn cờ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

  1. Cuộc kháng chiến chống dế quốc Mỹ (1954 – 1975)

– Mỹ phá hiệp định Giơnevơ hất cẳng Pháp độc chiếm Miền nam nước ta, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ, nhằm chia cắt lâu dài nước ta.

– Nhân dân ta đứng lên đánh Mĩ:

+ 1959 – 1960, phong trào Đồng Khởi ở miền Nam bùng nổ, thành lập “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam”

+ Từ 1961 – 1965 “đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt”

+ Từ 1965 – 1968 đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”,

+ 1968 – 1973, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, cùng với chiến thắng của quân và dân Lào, Campuchia đạp tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 tại Hà Nội, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari, rút quân Mĩ về nước.

Hình: Kí Hiệp định Pari và Lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc

+ Đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH.

– Từ 1975 đến nay, quân dân tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

  1. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC

 

  1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

Do nước ta có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, nên đã trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc từ xưa tới nay. Do vậy xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ song song với nhau của cả dân tộc ta từ xưa tới nay, đã trở thành truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

Ví dụ: Nhà nước Văn Lang vừa được thành lập thì kháng chiến chống quân Tần, Triệu Đà…Xây dựng CNXH ở miền Bắc đồng thời kháng chiến chống MĨ ở miền Nam.

  1. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều

Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược cho thấy kẻ thù luôn hơn ta về mọi mặt, để đánh bại chúng, thì phải lấy chất lượng thắng số lượng, biết phát huy sức mạnh toàn dân tộc, những tinh hoa của nghệ thuật quân sự ông cha để giành chiến thắng.

Ví dụ: Kháng chiến chống Nguyên Mông: Ta khoảng 15 vạn , địch 50-60 vạn….

  1. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện

Qua lịch sử chống ngoại xâm cho thấy dân tộc ta luôn có sự đoàn kết một lòng

– Thời xưa “chiến sỹ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.

– Thời kháng chiến chống thực dân Pháp toàn dân tham gia hũ gạo vàng, nhà góp của, nhà góp người…

– Thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ “tất cả vì Miền nam ruột thịt, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, với tinh thần “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”

  1. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

Để thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh, nhân dân ta đã biết phát huy thế mạnh tại chỗ là lấy vũ khí thô sơ để thắng vũ khí hiện đại, phát huy tinh hoa nghệ thuật quân sự của ông cha, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, đánh giặc toàn dân, toàn diện theo thế cài răng lược, 3 mũi giáp công là; đô thị, đồng bằng, rừng núi…địch vận, binh vận, dân vận, và nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự là; đánh địch, điều địch, buộc chúng phải đánh theo lối đánh của ta.

Ví dụ: Tiên phát chế nhân của Lý Thường Kiệt, Dĩ đoản chế trường của Trần Quốc Tuấn….

  1. Truyền thống đoàn kết quốc tế

 

Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta luôn được sự giúp đỡ vô cùng to lớn về mọi mặt của bạn bè quốc tế, các nước XHCN, các nước láng giềng và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Qua đó dân tộc ta cùng với tinh thần là; giúp bạn là giúp chính mình, luôn sát cánh với bạn bè quốc tế mọi lúc, mọi nơi, mọi thời kỳ.

Trong chiến tranh ta đoàn kết và được sự giúp đỡ của: Lào, Campuchia, Liên Xô, …

Hình ảnh: Quân ta chiến đấu chống Mĩ trên chiếc xe tăng do Liên Xô viện trợ

Trong chiến tranh chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.

  1. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Vì mục tiêu của Đảng cũng là mục tiêu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Từ khi ra đời đến nay Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân ta làm cách mạng, đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Ngày nay dưới ngọn cờ của Đảng, đất nước ta phát triển theo con đường. Hội nhập quốc tế sâu rộng, độc lập dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội, chủ trương phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với những thành tích ấn tượng của mình dân ta kiên định theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn.

 KẾT LUẬN

 Trong lịch dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ông cha ta đã làm nên những trang lịch sử hào hùng, với những truyền thống vẻ vang đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thời kì nào cũng vậy dân tộc ta không ngừng đấu tranh chống kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần nhưng đều giành thắng lợi vẻ vang “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, có ý nghĩa vạch thời đại.Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta đang sống trong thời bình phải giữ vững độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ, xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, ÔN LUYỆN

Câu 1: Tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam?

Câu 2: Tìm hiểu những nguyên nhân giành thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến và nghệ thuật quân sự được sử dụng là gì?

Câu 3: Tên các truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta? Lịch sử đã chứng minh như thế nào

Câu 4: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy lịch sử, truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

 

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

PHÊ DUYỆT

Ngày  05  tháng 10  năm 2019

P.Hiệu trưởng

 

Môn học: GDQP-AN

Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Đối tượng: Lớp 10

Năm học: 2019- 2020

 

 

Phần I

Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. MỤC ĐÍCH

1.Về kiến thức:

– Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

  1. Về Kĩ năng :

– Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.

– Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.

  1. YÊU CẦU:
  2. Về thái độ:

–  Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

  1. Định hướng năng lực :

– Năng lực tự giác, tự tìm hiểu, tự học.

– Năng lực tích cực,chủ động, sáng tạo.

– Năng lực hợp tác.

  1. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
  2. NỘI DUNG

–  Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

–  Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước

  1. TRỌNG TÂM – Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

III. THỜI GIAN

Tổng số 4 tiết:

 

Tiết 1: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam(mục 1, 2 SGK)

Tiết 2: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam(mục 3, 4, 5 6 SGK).

Tiết 3: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2, 3 SGK)

Tiết 4: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 4, 5, 6 SGK)

  1. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
  2. TỔ CHỨC

– Lấy đội hình lớp để lên lớp. Phân chia nhóm ( tổ) giải quyết nội dung

  1. PHƯƠNG PHÁP
  2. Giáo viên:

– Giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, diễn giải, phân tích, đưa số liệu,dẫn chứng chứng minh.

  1. Học sinh:

– Nghe, ghi chép đầy đủ, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi câu hỏi tình huống

  1. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học lý thuyết
  2. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
  3. GIÁO VIÊN:Giáo án, sách giáo viên,kế hoạch giảng bài, sổ điểm.
  4. HỌC SINH: Sách giáo khoa, bút, vở, bảng phụ theo tổ

Phần II

THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

I.THỦ TỤC GIẢNG BÀI (5 phút)

1.Nhận lớp: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ sô, trang phục, nề nếp

2.Quy định lớp học: Vệ sinh, tổ chức kỉ luật

3.Kiểm tra bài cũ: Theo từng tiết kiểm tra nội dung tiết trước:

Tiết 1: Mở đầu dẫn dắt vào nội dung bài hoặc theo kiến thức môn lịch sử? Em hãy cho biết nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

Tiết 2: Em hãy kể tên thời kỳ và các cuộc chiến tranh của giai đoạn 1 và 2 trong lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam?

Tiết 3: Trong 4 giai đoạn lịch sử đánh giặc giữ nước từ thế kỷ XIX đến 1975, dân tộc ta đã giành được những chiến thắng tiêu biểu nào?

Tiết 4: Em hãy nêu và phân tích 3 truyền thống đầu tiên trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

  1. Phổ biến ý định giảng bài
  2. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

                                                                            

 

Thứ tự, nội dung

 

 

Thời

gian

Phương pháp

 

Vật chất
Giáo viên Học sinh  
Tiết PPCT: 1

I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

 

1.Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên

 

2. Cuộc đấu tranh giành độc lập ( từ thế kỉ I đến thế kỉ X)

 

 

 

 

 

Tiết PPCT: 2

I. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

3. Cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX

4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân, nửa phong kiến (thế kỷ XIX đến năm 1945)

5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)

 

1.Cuộc kháng chiến chống dế quốc Mỹ (1954 – 1975)

35p

 

 

 

 

15p

 

 

20p

 

 

 

 

 

 

 

35p

 

 

 

 

7p

 

 

8p

 

 

 

 

10p

 

 

 

10p

 

 

– Dẫn dắt vào nội dung

 

 

-Nêu và chuyển giao câu hỏi cho HS.

 

-Hướng dẫn HS nghiên cứu.

 

-Kết luận trả lời câu hỏi bằng thuyết trình, phân tích kết hợp với trình chiếu hình ảnh hoặc sự kiện

 

 

– Dẫn dắt vào nội dung

-Nêu và chuyển giao câu hỏi cho HS.

-Hướng dẫn HS nghiên cứu.

-Kết luận trả lời câu hỏi bằng thuyết trình, phân tích kết hợp với trình chiếu hình ảnh hoặc sự kiện

-Kết hợp giữa giao nhiệm vụ với phân tích làm rõ nội dung học tập

– Hỏi đáp theo kiến thức liên môn Lịch sử và phân tích làm rõ bằng hình ảnh trình chiếu

– Nêu câu hỏi theo kiến thức liên môn Lịch sử

– Gọi HS Nhận xét

–  GV Nhận xét và kết luận

– Nêu câu hỏi theo kiến thức liên môn Lịch sử

– Gọi HS Nhận xét

–  GV Nhận xét và kết luận

 

-Lắng nghe câu hỏi

-Thảo luận nhóm

-giải quyết tình huống

-Cử đại diện trình bày.

-Ghi chép ý chính.

 

 

-Tiếp nhận câu hỏi

-Thảo luận nhóm -> giải quyết tình huống

– Cử đại diện trình bày.

-Ghi chép ý chính.

– Cá nhân nghiên cứu SGK trả lời

-Cá nhân nghiên cứu SGK trả lời

-Ghi chép ý chính.

 

-GV: SGK, sổ điểm, tài liệu tham khảo, giáo án trên giấy, giáo án điện tử.

 

-HS: SGK, vở, bút ghi chép, bảng phụ

 

 

 

-GV: SGK, sổ điểm, tài liệu tham khảo, giáo án trên giấy, giáo án điện tử.

 

– HS: SGK, vở, bút ghi chép, bảng phụ

 

Tiết PPCT: 3

II. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC

1.Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

 

2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều

3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện

 

 

 

 

Tiết PPCT: 4

II. TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC

4.Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

 

5. Truyền thống đoàn kết quốc tế

 

6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

 

35p

 

 

 

 

8p

 

 

 

12p

 

 

15p

 

 

 

 

 

35p

 

 

 

 

10p

 

 

 

 

10p

 

 

15p

 

– Dẫn dắt vào nội dung

-Nêu vàchuyển giao câu hỏi cho HS.

-Hướng dẫn HS nghiên cứu.

-Kết luận trả lời câu hỏi bằng thuyết trình, phân tích kết hợp với trình chiếu hình ảnh hoặc sự kiện

– Đưa ra số liệu chứng minh

– Hỏi đáp theo kiến thức liên môn Lịch sử và phân tích làm rõ bằng hình ảnh trình chiếu

– Gọi HS Nhận xét

–  GV Nhận xét và kết luận

 

 

– Dẫn dắt vào nội dung

-Nêu câu hỏi và chuyển giao câu hỏi cho HS.

-Hướng dẫn HS nghiên cứu.

-Kết luận trả lời câu hỏi bằng thuyết trình, phân tích kết hợp với trình chiếu hình ảnh hoặc sự kiện

– Đưa ra số liệu chứng minh

– Hỏi đáp theo kiến thức liên môn Lịch sử và phân tích làm rõ bằng hình ảnh trình chiếu

– Gọi HS Nhận xét

–  GV Nhận xét và kết luận

 

 

-Cá nhân tự nghiên cứu.

– Tập luyện theo tổ: Chia cặp để băng bó qua lại

 

 

-Kiểm tra nội dung GVnêu.

 

 

 

 

 

-Cá nhân tự nghiên cứu.

-Tập luyện theo nhóm đôi của tổ.

-Kiểm tra nội dung GV nêu

 

-GV: SGK, sổ điểm, tài liệu tham khảo, giáo án trên giấy, giáo án điện tử.

– HS: SGK, vở, bút ghi chép, bảng phụ

 

 

 

 

 

 

-GV: SGK, sổ điểm, tài liệu tham khảo, giáo án trên giấy, giáo án điện tử.

– HS: SGK, vở, bút ghi chép, bảng phụ

 

 

 

 

 

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI

1.Hệ thống nội dung học:Đặt câu hỏi nhanh để kiểm tra kiến thức vừa học, câu hỏi tình huống, vận dụng nội dung học

2.Giải quyết thắc mắc

3.Giao câu hỏi ôn tập

4.Dặn dò: Học bài cũ theo câu hỏi ôn tập và xem trước nội dung tiết sau (bài sau)

 

Ngày 05 tháng 10 năm 2019                                                                       Ngày 05 tháng 010  năm 2019

NGƯỜI THÔNG QUA                                                                             NGƯỜI BIÊN SOẠN

HPCM

 

                                                                                          (Nguồn bài viết: Tổ TD – GDQP – CN)