ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tác giả: Thầy Nguyễn Quang Khải – GV Tiếng Anh

Trong xu thế dạy học thời công nghệ hiện đại, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là việc bắt buộc phải thực hiện tuy nhiên, tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo viên có những hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với năng lực của học sinh như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp hay học ở ngoài trời…

Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa đồng thời nâng cao hứng thú cho người học. Theo ý kiến cá nhân quá trình dạy học mỗi chuyên đề nên được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Để có được một tiết dạy học phát triển được năng lực của học sinh, giáo viên cần chú ý các bước sau:

1. Hoạt động khởi động

Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới.

Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiên thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qụa hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan điểm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay vấn để mở, chưa cần học sinh phải có câu trả lời hoàn chỉnh.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.

Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…

Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.

3. Hoạt động luyện tập

Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.

Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi bài tập tình huống hay những vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiên thức được học trọng nhà trường còn rẩt nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời.

Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huông có vẩn để nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiên thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.

Cũng như Hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cân quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyển khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.

Đổi mới dạy học lấy người học là trung tâm và giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức.